Khung mục tiêu OKRs mẫu dành cho Product Manager

Resource Type
Mẫu OKRs
Resource Price

Miễn phí

1. Vì sao cần xây dựng OKRs cho quản lý sản phẩm?

OKRs (Mục tiêu và Kết quả then chốt) là công cụ giúp các nhóm phát triển sản phẩm:

✅ Xác định mục tiêu chung, tập trung vào những cải tiến quan trọng

✅ Đo lường tiến độ rõ ràng

✅ Đảm bảo mọi hoạt động đều hướng tới chiến lược sản phẩm

Đặc biệt, OKRs còn giúp nhà quản lý sản phẩm nhìn ngược lại từ góc độ khách hàng, xem đâu mới thực sự là giá trị cốt lõi cần mang lại để từ đó xây dựng những tiêu chí đánh giá thành công cụ thể.

Khi áp dụng OKRs, bạn sẽ:

✅ Theo dõi được tiến độ phát triển sản phẩm một cách minh bạch

✅ Chắc chắn rằng mọi nỗ lực đều phù hợp với chiến lược công ty

✅ Chuyển từ tư duy "hoàn thành công việc" sang "đạt được kết quả"

Hãy nhớ rằng: Thành công của sản phẩm không nằm ở số lượng tính năng, mà ở giá trị thực sự mang lại cho khách hàng. Đây chính là lúc OKRs phát huy tác dụng, giúp đội sản phẩm, Sales, CS và Marketing cùng tập trung vào điều quan trọng nhất. Đó là giải quyết đúng nhu cầu khách hàng. Bài toán khó nhất là làm sao tạo được đột phá thực sự, thay vì chỉ xử lý những vấn đề nhỏ lẻ không tạo ra khác biệt lớn.

2. Lợi ích khi áp dụng OKR vào khía cạnh phát triển sản phẩm

Việc áp dụng OKR vào quản lý sản phẩm giúp gắn kết hoạt động phát triển sản phẩm với chiến lược chung của công ty. Nếu không có OKR, các phòng ban sẽ làm việc riêng rẽ như những "ốc đảo" biệt lập, dẫn đến phân bổ nguồn lực kém hiệu quả và làm chậm tiến độ chung của dự án.

Điểm mạnh của OKR trong phát triển sản phẩm nằm ở chỗ nó tập trung vào kết quả thực tế thay vì quá trình.

Thay vì chỉ hoàn thành các đầu việc theo checklist, OKR giúp toàn bộ tổ chức có chung tầm nhìn về những mục tiêu quan trọng cần đạt được.

Ví dụ khi chuẩn bị ra mắt sản phẩm, OKR nên tập trung vào các mục tiêu triển khai cụ thể như: hoàn thành tính năng chính, chạy thử nghiệm beta, hoặc đạt mốc 1000 người dùng thử. Nhưng trước đó, đội ngũ phải đã xác định rõ: sản phẩm giải quyết vấn đề gì, đối tượng khách hàng là ai, và lợi thế cạnh tranh khác biệt thế nào.

Mặt khác, đối với giai đoạn nghiên cứu người dùng trước khi ra mắt sản phẩm mới, OKR sẽ tập trung vào việc lập kế hoạch và đồng bộ giữa các phòng ban. Nhờ vậy, OKR giúp đội ngũ lựa chọn cách tiếp cận tối ưu để tạo ra giá trị lớn nhất ở từng giai đoạn phát triển sản phẩm.

3. Thiết lập OKR trong quản lý sản phẩm

Xây dựng OKR cho sản phẩm luôn là bài toán khó, bởi mỗi doanh nghiệp có cách phát triển sản phẩm riêng biệt. Thách thức lớn nhất là tạo ra khung OKR phù hợp với chiến lược chung của công ty. Trên thực tế, cách tiếp cận của bộ phận Marketing (tập trung vào nhận diện thương hiệu) và Sales (chú trọng tỷ lệ chuyển đổi) thường mang những mục tiêu khác biệt rõ rệt.

Không chỉ vậy. Trong quá trình xây dựng OKR cho sản phẩm, việc phối hợp với các phòng ban marketing và sales là cần thiết, nhưng yếu tố quyết định thành công lại nằm ở chỗ kết nối sâu sắc với bộ phận chăm sóc khách hàng - những người thấu hiểu khách hàng nhất. Để đạt được điều này, đội phát triển sản phẩm cần thiết lập mối quan hệ làm việc chặt chẽ với các trưởng bộ phận liên quan, bao gồm CSKH, marketing và sales. Chỉ khi xây dựng được hệ thống OKR xuyên suốt giữa các phòng ban này, chúng ta mới thực sự tạo ra sản phẩm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ trong toàn tổ chức.

Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp sẽ quyết định cách triển khai OKR trong quản lý sản phẩm:

👉 Startup & doanh nghiệp nhỏ: OKR tập trung vào việc ra mắt sản phẩm và thử nghiệm thị trường.

👉 Tập đoàn lớn: OKR ưu tiên hiệu suất vận hành, mở rộng quy mô và đạt mục tiêu doanh thu.

Dù ở bất kỳ quy mô nào, nguyên tắc then chốt vẫn là: OKR của sản phẩm phải nhất quán với chiến lược tổng thể của công ty.

4. Những khía cạnh chính cần tập trung khi áp dụng OKRs cho trong quản lý sản phẩm

OKR cung cấp cho các nhóm quản lý sản phẩm nhiều hướng tiếp cận khác nhau để tạo ra giá trị. Chẳng hạn như:

  1. OKR cho việc ra mắt sản phẩm

  2. OKR giúp nghiên cứu người dùng

  3. OKR giúp phát triển và thiết kế sản phẩm

  4. OKR giúp quản lý và phát hành sản phẩm

  5. OKR giúp giữ chân và làm hài lòng khách hàng

  6. OKR hỗ trợ vận hành sản phẩm và nâng cao năng lực của đội ngũ

5. Ví dụ về các OKRs dành cho đội ngũ phát triển sản phẩm

5.1 - OKR cho việc ra mắt sản phẩm

VÍ DỤ 1

Mục tiêu: Ra mắt thành công sản phẩm mới

Kết quả then chốt:

  1. Thực hiện 30 buổi phỏng vấn khách hàng tiềm năng

  2. Xem xét 10 video review sản phẩm và tổng hợp báo cáo nội bộ

  3. Tổ chức 2 buổi đào tạo về sản phẩm mới cho đội ngũ Marketing và Sales

  4. Rà soát 15 tài liệu yêu cầu từ khách hàng do bộ phận Product Marketing cung cấp

VÍ DỤ 2

Mục tiêu: Xây dựng tầm nhìn mới cho sản phẩm

Kết quả then chốt:

  1. Phỏng vấn 50 khách hàng tiềm năng và thu thập phản hồi

  2. Đạt điểm usability trên 8/10 từ 20 khách hàng tiềm năng cho bản UX mockup

  3. Xác định 5 yếu tố trong bản UX mockup để tăng mức độ tương tác với sản phẩm

  4. Nhận được điểm đánh giá 10/10 từ đội ngũ Sales cho bản tầm nhìn sản phẩm

5.2 - OKR giúp nghiên cứu người dùng

VÍ DỤ 1

Mục tiêu: Tìm được sự phù hợp thị trường cho sản phẩm [xxx]

Kết quả then chốt:

  1. Tổ chức buổi thiết kế sprint để phát triển và kiểm nghiệm giải pháp

  2. Thẩm định các mẫu thiết kế mới với 15 khách hàng hiện tại

  3. Thực hiện 15 buổi phỏng vấn về vấn đề với nhóm khách hàng mục tiêu (ICP)

VÍ DỤ 2

Mục tiêu: Triển khai quy trình kiểm thử người dùng toàn diện

Kết quả then chốt:

  1. Thực hiện 15 buổi kiểm thử khả năng sử dụng với bản prototype giấy

  2. Thu thập 10 video phỏng vấn kiểm thử

  3. Tích hợp quy trình kiểm thử người dùng vào kế hoạch tiền ra mắt

5.3 - OKR giúp phát triển và thiết kế sản phẩm

VÍ DỤ 1

Mục tiêu: Tăng tốc độ triển khai tính năng mới

Kết quả then chốt:

  1. Tăng vận tốc sprint từ 27 lên 35 điểm

  2. Giảm tỷ lệ lỗi/tính năng từ 1.4 xuống 0.8

  3. Rút ngắn thời gian từ lúc định nghĩa đến khi triển khai tính năng xuống 7 tuần

VÍ DỤ 2

Mục tiêu: Nâng cao chất lượng đội ngũ sản phẩm

Kết quả then chốt:

  1. Xây dựng và áp dụng hệ thống đo lường hiệu suất cho đội

  2. Tăng độ phủ kiểm thử đơn vị từ 40% lên 50%

  3. Giảm thời gian triển khai từ 20 phút xuống còn 2 phút bằng hệ thống CI/CD tự động

5.4 - OKR giúp quản lý và phát hành sản phẩm

VÍ DỤ 1

Mục tiêu: Triển khai thành công sản phẩm Scorpio

Kết quả then chốt:

  1. Phát hành chính thức sản phẩm trước ngày XX/XX

  2. Đạt >40 lượt beta test thành công (đánh giá từ 4 điểm trở lên/tester)

  3. Ra mắt sản phẩm với ≥90% tính năng mục tiêu

VÍ DỤ 2

Mục tiêu: Cải thiện quy trình phát hành sản phẩm

Kết quả then chốt:

  1. Giảm 30% lỗi phát sinh sau phát hành

  2. Giảm tỷ lệ bỏ qua bước đăng ký từ 35% xuống 10%

  3. Nâng điểm đánh giá trên App Store từ 4.0 lên 4.5 cho phiên bản mới

  4. Cải thiện chỉ số NPS từ 8.0 lên 9.5

5.5 - OKR giúp giữ chân và làm hài lòng khách hàng

VÍ DỤ 1

Mục tiêu: Cải thiện mạnh mẽ trải nghiệm onboarding người dùng

Kết quả then chốt:

  1. Giảm tỷ lệ bỏ dở dùng thử từ 42% xuống 30%

  2. Tăng tỷ lệ người dùng hoàn thành tính năng từ 70% lên 77%

  3. Nâng tỷ lệ chuyển đổi từ dùng thử từ 27% lên 35%

VÍ DỤ 2

Mục tiêu: Tăng mức độ tương tác của người dùng

Kết quả then chốt:

  1. Tăng tỷ lệ giữ chân sau 1 tháng từ 20% lên 40%

  2. Tăng thời gian sử dụng trung bình từ 15 lên 25 phút/tuần

  3. Tăng số lượt xem trang sản phẩm từ 8 lên 10 lượt/tuần

VÍ DỤ 3

Mục tiêu: Nâng cao sự hài lòng khách hàng

Kết quả then chốt:

  1. Cải thiện điểm NPS từ 8.0 lên 9.5

  2. Giảm số ticket hỗ trợ từ 2.7 xuống 2.2 ticket/khách hàng/tháng

  3. Hoàn thành >15 cuộc phỏng vấn với khách hàng đã ngừng sử dụng

  4. Nâng điểm đánh giá Capterra từ 4.4 lên 4.6

VÍ DỤ 4

Mục tiêu: Tăng lợi nhuận trên mỗi khách hàng

Kết quả then chốt:

  1. Tăng giá trị trọn đời khách hàng (LTV) từ $4000 lên $5000

  2. Tăng doanh thu upsell/cross-sell từ 14% lên 18%

  3. Giảm tỷ lệ rời bỏ 5%

  4. Tăng tỷ lệ giữ chân ròng 4%

  5. Tăng biên lợi nhuận gộp từ 65% lên 75%

VÍ DỤ 5

Mục tiêu: Khuyến khích người dùng giới thiệu sản phẩm

Kết quả then chốt:

  1. Hoàn thành và công bố 4 case study từ khách hàng lớn

  2. Có được 15 cam kết tham chiếu từ khách hàng VIP cho đối tác và nhà phân tích

  3. Nhận được 25 đánh giá tích cực (4.5+ sao) mới trên Capterra

5.6 - OKR hỗ trợ vận hành sản phẩm và nâng cao năng lực của đội ngũ

VÍ DỤ 1

Mục tiêu: Nâng cao kiến thức đội ngũ sản phẩm

Kết quả then chốt:

  1. Tổ chức buổi thảo luận sách và đánh giá định kỳ 6 tuần/lần

  2. Triển khai buổi đào tạo quản lý sản phẩm với 95% thành viên tham gia

  3. Hoàn thành 8 buổi chia sẻ kiến thức nội bộ giữa các thành viên

VÍ DỤ 2

Mục tiêu: Xây dựng đội ngũ quản lý sản phẩm xuất sắc

Kết quả then chốt:

  1. Nâng điểm hài lòng nội bộ từ 7.8 lên 9.5

  2. Tổ chức sự kiện kỷ niệm phát hành với hơn 5 cá nhân được vinh danh

  3. Áp dụng quy trình Agile mới cho phát triển và nghiên cứu sản phẩm với 2 nhóm

VÍ DỤ 3

Mục tiêu: Chia sẻ kiến thức quản lý sản phẩm với cộng đồng

Kết quả then chốt:

  1. Xuất bản 4 bài viết blog về quy trình sản phẩm và kỹ thuật

  2. Tổ chức 3 buổi gặp gỡ địa phương

  3. Đạt được 3 cơ hội phát biểu tại hội nghị ngành

Deep Dive Research:

https://bordio.com/blog/what-is-a-product-manager/

Other Resources